Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in decal pp

Chung cư A1CT2 Tây Nam Linh Đàm | Chung cư B1B2 CT2 Tây Nam Linh Đàm | Chung cư D2CT2 Tây Nam Linh Đàm | Chung cư VP2VP4 Bán đảo linh đàm | Chung cư HUD3 Nguyễn Đức Cảnh | Chung cư New Skyline Văn Quán

Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal ngoài trời - in băng rôn

Viện Bơm và Thiết bị thuỷ lợi

Đối tác chiến lược Tư vấn thiết kế nội thất

thiết kế nội thất văn phòng - thiết kế nội thất chung cư

Đệm | Đệm giá rẻ | Đệm lò xo | Đệm Sông Hồng | Đệm Sông Hồng | Đệm Everhome | Đệm mút | Đệm mút cứng | Đệm Queensweet | Đệm Liên á | Đệm Korea

Sáng chế, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Thứ hai, 27 Tháng 2 2012 15:20

Thành tựu không nhỏ. Trong những thập kỷ qua, đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, nền Khoa học Việt Nam đang phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số Viện nghiên cứu, các công ty giống đã lai tạo được một số giống lúa mới như IR-64, Hương thơm số 1, OMCS -94, Bắc thơm số 7…những giống bò mới lớn nhanh, có khả năng thích ứng thời tiết, chống được dịch bệnh, như giống bò ZEBU, Brahman, Shaiwall, Charolais,…

Trong lĩnh vực Thủy lợi, TS Trần Văn Công (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) cùng đồng sự đã sáng chế ra 5 loại bơm ly tâm hút dâu (hơn 1,5m) so với bơm ly tâm thông thường có cùng công suất. Thiết bị vớt rác kiểu xích của KS Nguyễn Hữu Quế và KS Nguyễn Vũ Tuấn được giải thưởng VIFOTEC năm 2003 và được cấp bản quyền tác giả năm 2004. Bơm 36.000m3/h (HT145) có công suất tương đương với máy bơm Liên Xô (cũ) do TS Phạm Văn Thu (Viện Bơm và TBTL) và các đồng nghiệp chế tạo đã giải quyết tốt nhu cầu về sản xuất bơm cỡ lớn ở Việt Nam. Viện thủy điện và năng lượng tái tạo đã chế tạo và đưa vào ứng dụng thành công 4 loại bơm va thế hệ mới có kết cấu đơn giản do PGS.TS Nguyễn Vũ Việt làm chủ nhiệm đã được giải thưởng VIFOTEC và được Bộ Khoa học Công nghệ cấp bản quyền tác giả năm 2003. Gần đây nhất, TS Vũ Chí Cường (Viện Bơm và TBTL) đã nghiên cứu và chế tạo thành công van đĩa chịu áp suất đến 12at (tương đương với 120m cột nước) có đường kính đến 1500mm, đã được lắp đặt tại các trạm thủy điện Suối Tân – Sơn lLa, Pleiku – Gia Lai, Thủy điện Tà Sa – Cao Bằng, Thủy điện Tắt Ngoãng – Sơn Là… chất lượng tốt và giá thành chỉ bằng 50% nhập ngoại có cùng thông số kỹ thuật.

Trong lĩnh vực Cơ khí tự động hóa, KS Trần Đình Thuận và cộng sự tại Viện Nghiên Cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống điều khiển, tự động hóa công trình có khí thủy công thuỷ điện Pleiku, tiết kiệm 30% so với chi phí nhập ngoại và được giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2006. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thiên Hòa đã chế tạo thành công băng tải hành lý sân bay với chi phí bằng 50% ngoại nhập có cùng thông số kỹ thuật. Hệ thống tách lọc kim loại nặng trong nước ngầm bằng bằng đá ong của tác giả Đặng Đức Tuyền, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội vừa được cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế để sản xuất bình lọc nước “đa chức năng” với giá thành rẻ bằng 50% so với giá ngoại nhập được coi là bước đột phá trong việc xử lý nước ăn, góp phần vào công cuộc bảo vệ sức khỏe người dân.

Trên đây là vài trogn số rất nhiều thành tựu về KH – CN đã được chuyển giao và ứng dụng thành công vào thực tiễn Việt Nam. Đứng đầu về đam mê khoa học phải kể đến GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, GS Võ Quý, GS Phan Nguyên Hồng… và gần đây nhất là TS Nguyễn Hữu Ninh, Người đã được vinh danh trong lễ trao giải NOBEL hòa bình vì những đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu và GS Ngô Bảo Châu đã mang lại vinh quang cho Tổ Quốc khi bước lên bục nhận giải thưởng FIELDS.

Hệ thống Van đĩa đóng mở bằng xylanh thủy lực kết hợp với đối trọng thử nghiệm tại phòng thí nghiệm Viện Bơm và Thiết bị Thủy Lợi.

Khó khăn và thách thức

Con người Việt Nam cần cù và sáng tạo. Tại sao nền khoa học và công nghệ Việt Nam chậm phát triển và kém hiệu quả so với các nước trong khu vực? Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, đó là do 2 nguyên nhân sâu xa sau:

- Bất cập trong cơ chế quản lý

- Khuyết điểm của chính những người làm khoa học công nghệ

Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Trước hết là việc đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 2% ngân sách. Trong khi đó định hướng đầu tư, điểm đầu tư còn bất cập, dàn trải, chưa thực sự đúng nơi, đúng thời điểm. Về nguyên tắc, đề tài khoa học cần giải quyết được những vấn đề xuất phát từ thực tế khách quan, từ đòi hỏi và nhu cầu cảu người dân hay nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế, đa số đề tài do một số nhà khoa học tự nghĩ ra theo ”trải nghiệm” của cá nhân mình, sau đó tuyển chọn theo cơ chế “tạo công ăn việc làm” cho một số cơ sở nghiên cứu. Điều đáng nói là sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục nghiên cứu và sáng chế. Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý tình trạng vi phạm bản quyền một cách tràn lan. Một số sản phẩm khoa học – công nghệ không rõ nguồn gốc vẫn chưa được xử lý do chưa có chế tài đủ mạnh.

Và Cuối cùng, chiến lược, định hướng thu hút đầu tư cũng như huy động vốn còn nhiều bất cập. Một số phòng thí nghiệm trọng điểm với những thiết bị quý, đắt tiền nhưng ít được khai thác và sử dụng hiệu quả. Mặt khác, cơ quan quản lý vẫn chưa xây dựng được một hội đồng khoa học đáng tin cậy và đủ năng lực đánh giá.

Về phía nhà khoa học, sau khi nhận nhiệm vụ thực hiện, tuy biết sức mình chưa làm được như mong muốn nhưng vẫn đăng ký làm đề tài để giải quyết khâu “lương mềm” cho cán bộ công nhân viên.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tạo ra môi trường canh tranh ngày càng quyết liệt. Những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý đang đặt ra ngày càng gay gắt. Để nền khoa học công nghệ Việt Nam có thể đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta phải có chiến lược dài hạn trong đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học – công nghệ, huy động vốn và thu hút đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, rất cần có một cơ chế ưu đãi cán bộ làm công tác khoa học – công nghệ, đào tạo lực lượng kế cận và nuôi dưỡng lòng say mê nghiên cứu trong giới trẻ.

 

TS. Vũ Chí Cường. Viện Bơm và TBTL – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

Nguồn: Tạp chí KHCN -Thông tấn xã VN

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

You are here  : Home Tin tức Tin khoa học công nghệ Sáng chế, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đối tác chiến lược bất động sản,chung cư đang mở bán HOT:

chung cư 89 phùng hưng - chung cu mỹ sơn tower - chung cư văn phú